Chú thích Kênh_Vĩnh_Tế

  1. Theo Kỷ yếu, tr. 65.
  2. Theo Quốc triều sử toát yếu, phần Chánh biên (bản dịch, tr. 130).
  3. Theo Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, mục "Vĩnh Tế Hà".
  4. Lẽ ra phải viết là "sau gọi là sông (kênh) Vĩnh Tế" mới đúng, vì lúc ấy kênh chưa đào và chưa được tứ danh. Có lẽ sử thần khi chép lại đã không chú ý đến thời gian tính trong lời nói của nhà vua (giải thích theo Nguyễn Văn Hầu, tr. 193).
  5. Theo Toát yếu (bản dịch, tr. 140). Thông tin thêm: Vào thời điểm bắt đầu đào cho đến lúc hoàn thành xong kênh Vĩnh Tế, thì con kênh này là một con sông nhân tạo mang tính quốc tế, lộ trình của tuyến kênh đi qua lãnh thổ của cả hai nước Đại NamCao Miên. Hai đoạn đầu (ngã ba sông Châu Đốc tại Châu Đốc) và cuối (ngã ba nối với sông Giang Thành tỉnh Hà Tiên) kênh nằm trên đất Đại Nam. Khúc giữa cắt qua huyện Chân Thành phủ Chân Thành (tức phủ Chân Chiêm) của Cao Miên. Huyện này đến năm 1839 mới được chính thức nhập vào Đại Nam, trở thành phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên, gồm 2 huyện Hà Âm (nay là huyện Kiri Vong tỉnh Takéo Campuchia) và Hà Dương (nay là các huyện Tịnh BiênTri Tôn tỉnh An Giang Việt Nam). Tháng 4 âm lịch năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas tỉnh Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật. Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang (theo Đại Nam thực lục, chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CCVII, Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 5, trang 617).
  6. Theo Châu Hữu Hầu, Kỷ yếu, tr. 56.
  7. Ghi theo Gia Định thành thông chí, mục "Vĩnh Tế Hà"
  8. Theo Châu Hữu Hầu, trong thời gian kể từ tháng 3 năm 1820 cho đến tháng 2 năm 1823, triều Nguyễn định tái tục đào kênh cả thảy 3 lần, nhưng vì nhiều lý do đành phải hoãn (Kỷ yếu, tr. 56). Thông tin thêm: 'Toát yếu (bản dịch, tr. 148), chép: "Mùa thu qua mùa đông năm ấy (1820), khởi đầu từ Hà Tiên suốt đến Bắc thành, số dân chết đến 206.835 người, đó là không kể người ngoại tịch" (bản dịch, tr. 148). Trong số người chết có thi hào Nguyễn Du.
  9. Ghi theo Nguyễn Văn Hầu (tr. 193). Châu Hữu Hầu (Kỷ yếu, tr. 57) ghi khác: Binh và dân Việt: 35.000 người. Binh và dân Chân Lạp: 10.000 người. Tổng cộng: 45 ngàn người.
  10. Trích trong 'Toát yếu (bản dịch, tr. 159).
  11. Trích trong Toát yếu, phần Chánh biên (bản dịch, tr. 163).
  12. Ghi theo Đại Nam nhất thống chí (phần "An Giang tỉnh", mục "Sơn Xuyên") và Nguyễn Văn Hầu (tr.194).
  13. Gia Định thành thông chí: . Sách này ghi ngày xong việc là "15 tháng 3 năm đầu thời Minh Mạng" (1820), là chưa chính xác. Bởi đó chỉ là xong giai đoạn đầu. Phải đào tiếp đến tháng 5 (âm lịch) năm 1824 mới hoàn thành như Toát yếu (bản dịch, tr. 163) đã ghi.
  14. Bách khoa toàn thư Việt Nam, mục từ: "Kênh Vĩnh Tế" ghi chiều dài kênh tương đương 87 km.
  15. Theo Châu Hữu Hầu (Kỷ yếu, tr.5). Theo Nguyễn Văn Hầu (tr. 191), bề sâu có 6 thước (thước cũ dài khoảng 0,425m; tức sâu 2,55m) là khá cạn. Hiện nay nhờ nhiều lần nạo vét, nên đã sâu hơn nhiều.
  16. Con số này tính theo Nguyễn Văn Hầu, do nhiều đợt gọp lại, không phải ngần ấy người có mặt một lúc tại công trường.
  17. Theo Châu Hữu Hầu, Kỷ yếu, tr. 65.
  18. Sau, Thoại Ngọc Hầu cho gom nhặt hài cốt, cải táng nơi sơn lăng của mình tại chân Núi Sam và đặt tên là Nghĩa trủng.
  19. Vua cho phép Thoại Ngọc Hầu lấy tên vợ là Châu Thị Tế, dòng họ Châu vĩnh, đặt tên cho núi Sam là Vĩnh Tế Sơn và dòng kênh mới đào là Vĩnh Tế Hà. Xem thêm phần bia Vĩnh Tế Sơn nơi trang núi Sam.
  20. 'Toát yếu (bản dịch), tr. 157.
  21. Chép theo Nguyễn Văn Hầu, Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, sách đã dẫn.
  22. Nayan Chanda, Brother Enemy, Harcourt Brace Jovanovich, 1986, tr. 52.
  23. Theo Kỷ yếu (tr. 63).